Chương trình trao đổi học tập kinh nghiệm AUN ASEAN lần thứ hai 2019 – “Nantopia: Breakthrough towards the City for All”
Chương trình trao đổi học tập kinh nghiệm AUN ASEAN lần thứ hai 2019 – “Nantopia: Breakthrough towards the City for All”

Chương trình trao đổi học tập kinh nghiệm AUN ASEAN là một trong những sáng kiến hàng đầu được tổ chức bởi mạng lưới sinh viên AUN (ANU-SAN), một mạng lưới chuyên đề về kết nối đại diện sinh viên từ các trường đại học thành viên AUN để sinh viên ASEAN có cơ hội gặp gỡ, học hỏi và làm việc với những người cùng tuổi tác. Chương trình được tổ chức hai năm một lần, tạo cơ hội cho đại diện sinh viên từ các trường đại học thành viên của AUN học tập kinh nghiệm kéo dài 5 ngày với mục đích cung cấp trải nghiệm thực học tập và kinh nghiệm tiếp xúc thực tế.

Mục tiêu của chương trình là cung cấp trải nghiệm học tập cho sinh viên ASEAN bằng cách đưa sinh viên hòa nhập vào cộng đồng ASEAN tại một địa phương và tìm hiểu những vấn đề thực sự mà những cộng đồng này đang đối mặt; tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng kiếm thức có được từ AELP có thể theo đuổi các dự án quốc gia hoặc khu vực; cung cấp nền tảng kiến thức chia sẻ về các vấn đề chung mà các nước thành viên ASEAN đang đối mặt.

Chương trình lần này được tổ chức ở thị trấn Nan, nằm ở một tỉnh cùng tên thuộc phía bắc Thái Lan, được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Nan được đánh giá là một trong mười hai thành phố không thể bỏ lỡ do Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) bình chọn, cũng như là điểm đến hàng đầu của người Thái và người nước ngoài đến Thái Lan. Quan trọng nhất, Nan được công nhận là Thành phố du lịch sạch số 1 ASEAN giai đoạn 2018 – 2020 tại Diễn đàn du lịch ASEAN 2018, Giải thưởng thành phố bên vững về môi trường (ESC) năm 2017, Giải thưởng Địa cầu xanh, và nhiều giải thưởng công nhận thương hiệu độc đáo, du lịch thân thiện môi trường và các hoạt động bền vững.

Đây là nguồn cảm hứng cho chủ đề của chương trình AELP lần thứ hai – Nantopia: Breakthrough Towards the City for All. Theo chủ đề này, mỗi sinh viên đến từ mỗi trường đại học được yêu cầu phát thảo một mô hình thành phố có tầm nhìn riêng bằng cách xem Nan như là một điển hình tiêu biểu. Chương trình giúp cho sinh viên tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của Nan như: cuộc sống của người dân, nông nghiệp, du lịch sinh thái và sự phát triển của địa phương. Sinh viên sẽ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm trực tiếp để nắm bắt đầy đủ và hiểu được những khó khăn trong cuộc sống của người dân địa phương.

Sinh viên sử dụng sáu cách tiếp cận học tập trong suốt chương trình như họp nhóm, tìm kiếm thông tin trên mạng, phỏng vấn, hòa nhập, mô phỏng, thuyết trình. Để tìm hiểu các nhân tố chính, sinh viên được chia thành năm nhóm để tìm hiểu về chính phủ, nông nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, người dân địa phương, các doanh nghiệp.

Để hiểu hơn về nông nghiệp, sinh viên được đến thăm Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Pha Singh (CLNR), được tham quan trang trại nuôi dê, lấy sữa và làm xà phòng bằng sữa dê. Để tìm hiểu về du lịch sinh thái, sinh viên tham quan homestay Radom, thăm một ngôi đền của Nan, tham gia các hoạt động tại làng Donchai. Để tìm hiểu truyền thống địa phương, sinh viên đến thăm làng gốm Bo Suak và làng dệt Sao Luang, đây là hai làng nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác ở Nan. Để tìm hiểu về sự phát triển của địa phương, sinh viên nghe sự giới thiệu từ người dân địa phương và tìm hiểu hoạt động của hệ thống tái chế.

Việc tham gia chương trình AELP, sinh viên có thể tìm được cách để xây dựng một thành phố toàn diện và bền vững. Để đạt được điều này, sinh viên phải tìm hiểu tất cả các nhân tố tác động chính của Nan trong một phạm vi gắn với một số chủ đề nhất định. Cuối cùng, sinh viên sử dụng những thông tin tìm hiểu được để thảo luận và trình bày trước người dân địa phương.

Chương trình AELP được thế kế để tập hợp những người trẻ năng động với người dân địa phương có kinh nghiệm để trao đổi và tìm hiểu, giúp cho hai bên đều có lợi trong suốt chương trình. Trong suốt quá trình diễn ra chương trình, người dân địa phương đã chia sẽ kiến thức của họ cho các sinh viên, để giúp sinh viên hiểu hơn về bản sắc của ASEAN. Sinh viên phát triển kỹ năng tiếp xúc với các nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, cũng như tăng khả năng giao tiếp và lãnh đạo. Kiến thức thu được và chia sẻ trong chương trình cũng giúp sinh viên cộng tác và kết nối lâu dài với những người cùng tham gia. Người tham gia cũng học được rằng phát triển bền vững giúp tăng tưởng kinh tế, đạt được công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và tăng cường quản lý. Đồng thời, người dân địa phương cũng có cơ hội được hưởng lợi từ chương trình này. Sinh viên trở thành người truyền cảm hứng khi có cơ hội tham gia tìm hiểu văn hóa và thực tế, giúp cho văn hóa địa phương được mang đến những quốc gia ASEAN khác.

P. QLCL lược dịch