Chức năng

  • Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đối với các bậc đào tạo (đại học, sau đại học), các hình thức đào tạo (chính quy và không chính quy), các loại hình đào tạo (liên thông, liên kết, chất lượng cao, chương trình tiên tiến) tại trường và tại các phân hiệu của trường;
  • Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp cùng các đơn vị trong toàn Trường triển khai các biện pháp để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, góp phần vào việc thực hiện sứ mạng và mục tiêu chiến lược phát triển của trường;
  • Đầu mối trong quan hệ với các đơn vị chủ quản cấp trên và các đối tác trong và ngoài nước trong hoạt động khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục theo sự phân công;

Nhiệm vụ

Công tác đảm bảo chất lượng

  • Thực hiện triển khai các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về quản lý chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành;
  • Chủ trì xây dựng và trình Hiệu trưởng các định hướng chiến lược, giải pháp đảm bảo chất lượng tại trường theo định hướng hội nhập khu vực và quốc tế;
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng với các tổ chức có liên quan;
  • Chủ trì xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường. Cụ thể:
    • Lên kế hoạch và chủ trì thực hiện các công tác giám sát và đánh giá: tiến trình học tập của sinh viên, tỷ lệ đậu tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học; đánh giá giảng viên, đánh giá môn học và chương trình đào tạo; đánh giá các dịch vụ phục vụ sinh viên; phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên; hiệu quả nghiên cứu khoa học;
    • Lên kế hoạch và chủ trì xây dựng các công cụ đảm bảo chất lượng đặc biệt: phân tích SWOT, thẩm định giữa các trường, hệ thống thông tin, sổ tay đảm bảo chất lượng;
    • Giám sát việc thực hiện các quy trình đảm bảo chất lượng đặc biệt: đảm bảo chất lượng hoạt động đánh giá sinh viên; đảm bảo chất lượng đội ngũ chuyên trách; đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đảm bảo chất lượng công tác hỗ trợ sinh viên;
    • Phân tích kết quả đánh giá, báo cáo và đề xuất việc điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo chất lượng;
  • Thường trực công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng của Trường; làm đầu mối quan hệ với các tổ chức kiểm định trường đại học trong và ngoài nước để thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cụ thể:
    • Hướng dẫn và hỗ trợ các đơn vị thực hiện công tác tự đánh giá theo quy định của các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;
    • Triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các Khoa, Bộ môn trực thuộc, Viện và Trung tâm;
    • Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong việc cập nhật các thông tin, minh chứng của các đơn vị phục vụ cho việc kiểm định chất lượng;
    • Kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng việc thực hiện kế hoạch hành động đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá;
    • Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng tự đánh giá; giúp các ủy viên Hội đồng tự đánh giá thu thập thông tin và làm báo cáo;
    • Quản lý, lưu trữ hồ sơ tự đánh giá; thường xuyên cập nhật các minh chứng theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của trường;
  • Phối hợp với các đơn vị trong toàn trường thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng;
  • Báo cáo định kỳ kết quả công tác đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đối với đơn vị chủ quản cấp trên, đại diện lãnh đạo và Hiệu trưởng

Công tác Khảo thí

  • Thực hiện triển khai các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác khảo thí do Bộ GD&ĐT ban hành;
  • Xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định về công tác khảo thí theo quy định của Bộ GD&ĐT và trường Đại học Nông Lâm TP.HCM;
  • Chủ trì xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả công tác khảo thí của nhà trường. Cụ thể:
    • Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các đơn vị, cá nhân trong nhà trường
    • Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, khoa/bộ môn và các đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức công tác xây dựng ngân hàng đề thi, lập kế hoạch thi, coi thi kết thúc học phần và các kỳ thi chuẩn đầu ra cho sinh viên
    • Kiểm tra và giám sát công tác khảo thí đối với tất cả các môn học, ngành học, các trình độ và hình thức đào tạo
    • Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, khoa/bộ môn và các đơn vị có liên quan giúp Hiệu trưởng tổ chức phúc khảo bài thi và giải quyết các tồn tại vướng mắc liên quan đến công tác thi, sau khi thi của sinh viên thuộc các bậc đào tạo, hình thức đào tạo, loại hình đào tạo tại trường và tại các phân hiệu của trường theo quy định của Bộ GD&ĐT và của trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
    • Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi, điểm thi theo quy định
  • Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất với Hiệu trưởng áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khảo thí, phương pháp thi theo hướng hiện đại và hội nhập;
  • Báo cáo định kỳ kết quả công tác khảo thí theo yêu cầu đối với đơn vị chủ quản Cấp trên, đại diện lãnh đạo và Hiệu trưởng nhà trường.

Công tác khác

  • Quản lý việc sử dụng các loại tài sản, máy móc, thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm… được nhà trường giao cho Phòng theo đúng mục đích, an toàn và hiệu quả;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.