Báo cáo cuối năm 2019 của AUN
Báo cáo cuối năm 2019 của AUN

Năm 2019 đánh dấu 25 năm mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN) trở thành mạng lưới hàng đầu của ASEAN về hợp tác khu vực trong lĩnh vực giáo dục đại học. Qua nhiều thay đổi, sự phát triển toàn diện của mạng lưới sẽ là động lực thúc đẩy hàng đầu, hoạt động của AUN ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của khu vực ASEAN.

Báo cáo nữa kì cuối năm 2019 gồm các hoạt động từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020. Những hoạt động được chia thành 5 nhóm trọng tâm chiến lược và phản ánh được bản chất của AUN. Thành công của những hoạt động này có sự hỗ trợ và cam kết thực hiện từ các trường đại học thành viên, thành viên liên kết và các đối tác của AUN.

5 nhóm trọng tâm chiến lược của AUN bao gồm:

– Nhóm S1: Sự tiến bộ trong chương trình học và phương pháp học tập. Kết quả đạt được thông qua việc triển khai dự án “Tuning” gồm: xuất bản 3 bộ sách tham khảo về kỹ thuật, y học và đào tạo đội ngũ giảng viên; cấp bằng đại học cho 5 trường đại học thành viên của AUN, chương trình đào tạo được tinh chỉnh bằng phương pháp Tuning; và đào tạo hơn 50 người trở thành cán bộ nguồn.

– Nhóm S2: Nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA. AUN đã đào tạo 197 lượt học viên; thực hiện 20 đợt đánh giá cấp CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA tại 20 trường đại học. Trong cuối năm 2019, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cũng đã tiến hành đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo (Công nghệ Sinh học, Cơ khí chế biển bảo quản nông sản thực phẩm, Nông học và Kinh tế nông nghiệp) theo chuẩn này.

– Nhóm S3: Nâng cao kỹ năng của sinh viên thông qua các chương trình trải nghiệm và học tập kinh nghiệm xuyên quốc gia. Các hoạt động điển hình gồm: Chương trình học tập kinh nghiệm ASEAN lần thứ 2 (39 sinh viên và 8 giảng viên từ 18 trường đại học ở 8 quốc gia khu vực ASEAN tham gia); Diễn đàn giáo dục và cuộc thi diễn giả trẻ AUN lần thứ 19 và ASEAN+3 lần thứ 8 (70 sinh viên từ 11 quốc gia tham gia); Học bổng Trung Quốc – AUN 2019/2020 (300 hồ sơ, 27 ứng viên đươc chấp thuận, 26 học bổng thạc sĩ, 4 học bổng tiến sĩ)…

– Nhóm S4: Hợp tác nghiên cứu khoa học và học thuật. Các sản phẩm học thuật được xuất bản thông qua hoạt động hợp tác gồm 1 quyển sách về nhân quyền, 2 bài báo nghiên cứu về văn hóa.

– Nhóm S5: Nền tảng mạng lưới đại học. AUN đã tổ chức 12 hội thảo, bao gồm: tăng cường sức khỏe trong các trường đại học; sửa đổi hoạt động đánh giá chất lượng theo chuẩn AUN-QA và sách hướng dẫn đi kèm; chia sẻ kiến thức về vai trò của các trường đại học trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và hợp tác giữa ngành công nghiệp và giáo dục; quản lý dữ liệu/thông tin đại học trong kỷ nguyên số, sửa đổi kế hoạch chiến lược AUN từ năm 2019-2022 với các chỉ số đánh giá tác động.

Chủ đề năm 2019 mà AUN lựa chọn là “ASEAN Way”, đoàn thư ký AUN đã xây dựng, tổ chức các hoạt động dựa trên ý tưởng đó. Trong năm tới, AUN sẽ hoạt động tích cực hơn nữa để trở thành một tổ chức quốc tế chuyên nghiệp, tăng cường các chương trình hợp tác với thế giới, tương lai từ tổ chức hàng đầu khu vực đến một tổ chức mang tính toàn cầu. AUN sẽ thực hiện sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển toàn diện và quốc tế hóa trong lĩnh vực giáo dục đại học tại khu vực ASEAN.